Click to view promotions

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SỐ, NHÂN KHẨU HỌC

Việt Nam có diện tích 331.212km, đường biên giới trên đất liền dài 4.639km, giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Khoảng cách giữa cực Bắc và cực Nam của Việt Nam theo đường chim bay là 1.650km, nơi có chiều ngang hẹp
nhất ở Quảng Bình với chưa đầy 50km.Việt Nam đường bờ biển trải dài 3.260km thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy, xây dựng các cảng nước sâu.

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%.Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng
đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng
tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết có sự biến động. Phía bắc dãy Bạch Mã có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc lạnh và khô vào mùa
đông tạo nên mùa đông lạnh; gió Tây Nam nóng khô và Đông Nam ẩm ướt vào mùa hè. Phía nam có gió Đông Bắc vào mùa khô và gió Tây Nam vào mùa mưa. Các dòng biển phần nào đó điều hòa khí hậu. Độ ẩm tương đối trung
bình là 84% suốt năm. Việt Nam trải qua các đợt lụt và bão, có lượng mưa từ 1.200 đến 3.000mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5°C đến 37C Phân cấp hành chính Việt Nam gồm 3 cấp: cấp tỉnh
và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

Thủ đô của Việt Nam là thành phố Hà Nội, thành phố đông dân cũng như có quy mô GRDP lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (ngày nay vẫn thường được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn) Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm
Oh ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Năm
2021, dân số ước tính vào khoảng 98 triệu người. Năm 2022, dân số ước tính vào khoảng 99,46 triệu người Ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam là tiếng Việt, tiếng Anh làm ngoại ngữ chính Ở Việt Nam có 5 cấp học: tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Các trường đại học chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế (OECD) công bố năm 2013, điểm trung bình môn Khoa học của học sinh Việt Nam ở độ tuổi 15 năm 2012 đứng thứ 8 thế giới

Thủ đô của việt nam là thành phố hà nội, thành phố đông dân cũng như có quy mô grdp lớn nhất là thành phố hồ chí minh (ngày nay vẫn thường được gọi phổ biến với tên cũ là sài gòn)
tổng số dân của việt nam vào thời
điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, việt nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Năm 2021, dân số ước tính vào khoảng 98 triệu người. Năm 2022, dân số ước tính vào khoảng 99,46 triệu người
Ngôn ngữ quốc gia của việt nam là tiếng việt, tiếng anh làm ngoại ngữ chính ở việt nam có 5 cấp học: tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Các trường đại học chủ yếu tập trung ở hà nội và tp. Hồ chí minh. Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế (pisa) của tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế (oecd) công bố năm 2013, điểm trung bình môn khoa học của học sinh việt nam ở độ tuổi 15 năm 2012 đứng thứ 8 thế giới

2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có 381 KCN, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp) được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 114.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng 90.800ha, chiếm
2,31% diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 18.800ha so với năm 2010. Theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trên toàn quốc, đất KCN được chia thành 6 vùng.Cụ thể,
vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thành lập 30 KCN với diện tích 7.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 5.200ha, tăng 2.720ha so với năm 2010. Vùng Đồng bằng sông Hồng đã thành lập
94 KCN với diện tích 26.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 19.950ha, tăng 4.920ha so với năm 2010.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đã thành lập 68 KCN với diện tích 22.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 17.100ha, tăng 7.240ha so với năm 2010. Vùng Tây Nguyên đã thành lập 10
KCN với diện tích 2.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 1.550ha, tăng 290ha so với năm 2010. Vùng Đông Nam Bộ đã thành lập 119 KCN với diện tích 44.000ha, trong đó, diện tích đã được
giao đất và đưa vào sử dụng là 34.240ha, tăng 50ha so với năm 2010. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thành lập 60 KCN với diện tích 13.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 12.760ha, tăng
3.580ha so với năm 2010.